Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

ĐỌC " CẦU NHỚ HAY QUÊN " của Lê Hà

CẦU NHỚ HAY QUÊN.

Anh dưa em qua cầu ngày ấy
Một thời mình tung tẩy nắng mưa
Em e ngại những con đường nhỏ
Thơ cũ rồi còn mấy người nghe

Mặc thời gian em một lối đi về
Ngày khấp khểnh với bao lỡ cỡ
Chỉ một lần say đã già mặt phố
Chỉ một giọt mưa cũng làm sũng áo chiều

Cái nhớ đến lại đưa em qua cầu
Nhớ ru ta qua một miền than lửa
Những con sóng  bắt mùa tức thở
Gió rầm rì cầu nhớ hay quên?

Lê Hà 0942 046 256
Ngõ 230 - B4 - Số nhà 201 - tầng 2 Lạc trung

LÊ HÀ và NỖI KHẮC KHOẢI về  NHỊP CẦU QUÊN NHỚ.
Đằm thắm và dịu dàng, cởi mở nhưng khuôn mẫu. Khi ngồi với Lê Hà ngừoi ta luôn thấy có một cái gì đó vời vợi xôi xa của quá khư, của tương lai đan xen nơi chị.
Thơ chị luôn man mác nỗi hoài niệm những đã qua tuy mỏng tơ nhưng sâu đậm được nâng niu được dấu kín trong tâm khảm.
Đọc CẦU NHỚ HAY QUÊN ta cũng có cảm giác ấy
Khẽ khàng đi cùng "anh " qua cây cầu ngày ấy, nơi cả hai đã " tung tẩy nắng mưa" một thời, bên nỗi mơ hồ về ký ức ngày nào lãng đãng trong ngày xa quên nhớ.
Nàng "e ngại những con đường nhỏ" - còn đường  mà bốn bàn chân đã in dấu ngày xưa?
- Con đường với hàng cây rộn tiếng chim ngày nắng, rộn tiếng ve trưa hè nồng oi , và gió và mồ hôi túa áo, hay ròng ròng trên má đỏ lựng, chát mặn rơi xuống mắt cay xè và nụ cười thơ trẻ
dòn tan vô tư, bất chợt thẹn thùng... Con đường gợi nỗi buồn mang mang về một điều gì đó không rõ nét vẫn đăm đắm nơi
 sâu thẳm.
Và cái lo rồi " Thơ cũ rồi còn mấy người nghe" .
Nàng không nói là KHÔNG CÒN AI NGHE, mà đưa ra một câu phủ định, giọng dỗi hờn, biết là vẫn còn ai nghe đấy mà cũng vẫn găm cái nỗi như lo  sợ là " còn mấy ngừoi nghe" như lời
 trách kín đáo, cũng lại là kiểu thú nhận sự quên lãng của chính nàng...
 Cái kiểu trách ngừoi để xí xoá lỗi mình là nét hóm riêng của ngừoi con gái thông mình biết bông đùa khéo léo né tránh khỏi nói về chính cái sự không muốn "nghe thơ cũ " của chính mình chứ không ai khác.
Và ta hiểu khi đọc tiếp:
"Mặc thời gian em một  lối đi về
Ngày khấp khểnh với bao lỡ cỡ
Chỉ một lần say đã già mặt phố
Chỉ một giọt mưa cũng làm sũng áo chiều..."
ta hiểu vì sao nàng e ngại, cái e ngại được diễn tả như nỗi mấp mô , lợn cợn trong vắng lặng thấp cao trên lối về ...
Bốn câu thơ không một tiếng than buồn , mà buồn hơn muôn nỗi đơn côi xa vắng,
Bốn câu thơ không hề nói đến nỗi dang dở mà người đọc thấy hiện hữu trước mắt cái gì đó như một sự cố gắng lấp đầy khoàng không trồi trụt  cuộc đời, cố gắng san bằng những hụt hẫng thiếu thốn do NGÀY KHẤP KHỂNH VỚI BAO LỠ CÕ..." Nàng không nói "lỡ cỡ" gì, mà cũng không cần nói đến . Không phải là không có những cố gắng đắp điếm, cố sức dựng xây, trít trát cho phẳng phiu cuộc đời. Sự cố gắng ấy cả từ chủ quan nàng và của cả đóng góp xung quanh, nhưng hình như không đem lại thành công...
Từ " lỡ cỡ " rất tượng hình cho một cái gì đó không chắp nối được, không san lấp được, cho dù có cố bao nhiêu đi nữa .
Ta thán phục và cám ơn tác giả đã dùng chữ "lỡ cỡ " ở đây. Nó bật lên sự tích cực của người trong cuộc và cả xung quanh cùng gắng công chắp nối
... rõ nàng đâu chịu buông xuôi, nhưng rồi đành chấp nhận một cách điềm tĩnh những " lỡ cỡ " mà "ngày khấp khểnh" cứ ngang nhiên mang lại cho nàng - cho người mà " chỉ một lần say đã già mặt phố".  Viết thế này thì Cụ Hoài Thanh có tái sinh cũng khó bình được,  Lê Hà ới ơi!
 "Chỉ một lần say đã già mặt phố" và nàng  quyết chấp nhận như thê, để si mê như thế nguyên vẹn trong lòng, không nuối tiếc, không phá bỏ, không sang sửa tân trang.
Một lần nưa , tác giả cho ta thấy ngòi bút viết mới său sắc, mới tài tình, mới độc đáo làm sao. Nó rạch vào lòng người để rồi đó ai quên được sụ so sánh cũng rất khấp khểnh mà lại quá đúng ấy.
"Chỉ một lần say đã già mặt phố"
Ta lặng người đến sùng bái cái sự Yêu đến kiệt cùng, yêu đến tận đáy cõi người của nàng đấy, nàng ơi! ...
Sụ ngoa dụ đến tột đỉnh, khi ta đã chấp nhận "Chỉ một lần say đã già mặt phố , thì "chỉ một giọt mưa đã sũng áo chiều" không có gì đáng phải bàn nữa.
... Nhưng nàng vẫn lại khắc khoải bởi nỗi nhớ :
Cái nhớ đến lại đưa em qua cầu
Nhớ ru ta qua một mùa than lửa
Những con sóng bắt mùa túc thở ...
Hiện diện trong nỗi nhớ là nàng " em " và một ai đó "ta " . Nỗi nhơ vẫn có đôi... nối nhớ vẫn có sự đồng hành âm thầm dai dẳng, nó không êm đềm mà lại ru họ qua "mùa than lửa " Là nồng nàn, là bùng cháy hay là sự tranh đấu vật vã quật khởi cho ký ức vẹn nguyên  nóng rấy, đỏ hồng đuốc lửa trong âm thầm xôi xa ... trong phỏng rộp xưa cũ ...
Cuồn cuộn như nham thạch núi lửa, đâu kín nỗi lòng đến " tức thở"trong hoài niệm tháng ngày.
 
Bất ngờ sau dữ dội, câu kết " Gió rì rầm cẩu nhớ hay quên" tác giả lại để nàng - ngừoi con gái yêu không giống ai, nhớ không giống ai, cứ riêng mình bùng cháy, riêng mình say đắm đuối kiểu mình... về lại làm người gái hiền dịu nền nã. Nàng lại vẫn khuôn mình, đằm thắm, kín đáo với " gió rì rầm " khẽ hỏi " cầu nhớ hay quên",
Một bài thơ đắt về nỗi nhớ , về tình yêu và sự khắc khoải hoài niệm với từ ngữ cũng đắt và ví von ngoa dụ rất khéo dắt dẫn người đọc qua những cung bậc tình càm không kiểm soát được,
rồi cũng rực cháy
hoặc dịu êm với tác giả, chứng kiến một tình cảm cao hơn tình yêu,
Ta chấp nhận và nghiêng mình trước cái bất tử của nỗi nhớ đăm đăm khắc khoải một đời của "nàng " trong bài thơ CẦU NHỚ HAY QUÊN.

Hat Cat  15/09/2017

Không có nhận xét nào: